yeu thich 0

Làm thế nào khi chú chó nhà bạn bị béo phì ?

Ngày: 07-07-2020 09:10:24 | Những Bài Viết Mới | Lượt xem: 829

Tình trạng béo phì ở chó có thể giảm tuổi thọ của chúng một cách đáng kể. Chó bị thừa cân thường dễ mắc nhiều bệnh tật, chẳng hạn như tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, và nhiều tình trạng suy nhược khác. Vì phải mang theo quá nhiều trọng lượng trên cơ thể, khớp xương và lưng của chú chó bị béo phì sẽ phải tăng cường hoạt động, và điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp.[1] Nếu chú chó của bạn bị thừa cân, bạn nên tìm cách giảm cân cho chó càng sớm càng tốt.

Tình trạng béo phì ở chó có thể giảm tuổi thọ của chúng một cách đáng kể. Chó bị thừa cân thường dễ mắc nhiều bệnh tật, chẳng hạn như tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, và nhiều tình trạng suy nhược khác. Vì phải mang theo quá nhiều trọng lượng trên cơ thể, khớp xương và lưng của chú chó bị béo phì sẽ phải tăng cường hoạt động, và điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp.[1] Nếu chú chó của bạn bị thừa cân, bạn nên tìm cách giảm cân cho chó càng sớm càng tốt.

1. Đánh giá vẻ ngoài của chú chó nhà bạn. Bởi vì cùng một giống chó có thể có nhiều hình dáng cơ thể khác nhau, ngoại hình chú chó của bạn thật sự sẽ là bài kiểm tra cuối cùng để xác định xem liệu nó có bị béo phì hay không. Kiểm tra hình dáng của chó từ phía trên và từ bên hông sẽ giúp bạn nắm bắt tình trạng hiện tại của nó.

  • Khi đứng và nhìn trực diện xuống lưng chó, bạn cần phải thấy rõ vòng eo của nó nằm trước hai chân sau và sự phân chia rõ ràng giữa phần bụng và ngực.[2]
  • Khi nhìn chó từ cạnh bên, bạn cần phải nhận thấy sự khác biệt giữa kích thước của ngực và bụng. Chú chó của bạn cần phải có vòng eo dễ dàng nhận biết và bụng của nó cũng phải nằm tại vị trí gần với sống lưng hơn là ngực.[3]
  • Lưng rộng và bằng phẳng kèm theo phần bụng bị chảy xệ có thể là dấu hiệu cho thấy chú chó của bạn bị thừa cân.[4]

2. Tiến hành "kiểm tra xương sườn" của chó.[5] Một phương pháp khác để đánh giá trọng lượng của chó chính là thông qua "bài kiểm tra xương sườn". Bạn có thể đặt tay lên một hoặc hai bên ngực của chó và cố gắng cảm nhận xương sườn của nó. Đối với chó có cân nặng bình thường, bạn sẽ không thể trông thấy xương sườn của chúng, nhưng bạn sẽ có thể sờ và đếm từng chiếc xương. Nếu bạn không thể thực hiện điều này, đây là dấu hiệu cho biết chú chó của bạn đang bị béo phì.[6]

 

3. Kiểm tra trọng lượng của chó. Có khá nhiều biểu đồ trực tuyến có thể giúp bạn tìm hiểu thông tin về cân nặng lý tưởng dựa trên giống chó mà bạn nuôi. Nhớ rằng những biểu đồ này chỉ dựa trên tỷ lệ trung bình và đặc điểm tiêu biểu cho từng giống chó được liệt kê sẵn. Mỗi chú chó cần phải được đánh giá riêng biệt.

  • Tùy thuộc vào kích cỡ của chó mà bạn sẽ có thể xác định được cân nặng của chúng tại nhà. Nếu bạn muốn cân trọng lượng của chó tại nhà, đầu tiên, bạn cần phải xác định cân nặng của bạn trước, sau đó ôm chú chó của bạn lên (nếu có thể) và bước lên cân cùng với nó. Bằng cách lấy trọng lượng của cả hai trừ đi trọng lượng cơ thể của bạn, bạn sẽ xác định được cân nặng của chó.[7] Luôn nhớ sử dụng cùng một phương pháp cân để cho kết quả càng chính xác càng tốt.
  • Đến gặp bác sĩ thú y là biện pháp tuyệt vời nhất để xác định trọng lượng chính xác và đồng thời tìm hiểu thêm lời khuyên về cân nặng lý tưởng cho chú chó của bạn

4. Tìm đến bác sĩ thú y. Một khi bạn đã xác nhận được rằng chú chó của bạn bị béo phì, hoặc nếu bạn vẫn không chắc chắn, đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ thú y. Bác sĩ có thể đánh giá cân nặng chú chó của bạn, trao đổi về nguyên nhân có thể xảy ra, và cung cấp cho bạn thông tin về trọng lượng mà chú chó của bạn cần phải giảm bớt hoặc ít nhất là giúp bạn thiết lập mục tiêu ban đầu.

5. Cùng bác sĩ thú y lập kế hoạch ăn uống cho chó. Bác sĩ có thể giúp bạn lên kế hoạch giảm cân cụ thể cho chú chó của bạn. Điều này có thể bao gồm thay đổi loại thức ăn chuyên dành để giảm cân cho chó, sử dụng loại thức ăn phù hợp để thưởng cho chó, điều chỉnh khẩu phần ăn và mức độ thường xuyên trong việc cho chó ăn, đồng thời tăng cường tập thể dục cho chó.

  • Bác sĩ cũng có thể tiến hành đánh giá xem liệu chú chó nhà bạn có gặp phải vấn đề sức khỏe nào khiến bạn khó thực hiện kế hoạch giảm cân cho nó không.[8]

 

6. Xem xét sử dụng thuốc giảm cân trong trường hợp nghiêm trọng. Hiên nay, có khá nhiều loại thuốc hỗ trợ giảm cân dành riêng cho chó. Về cơ bản, chúng đem lại hiệu quả bằng cách làm giảm cảm giác thèm ăn. Bạn nên nhớ rằng những loại thuốc này cũng sẽ đem lại khá nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như nôn mửa và tiêu chảy.[9]

  • Bạn chỉ nên sử dụng thuốc như là biện pháp cuối cùng, và chỉ được dùng cho chú chó có sức khỏe tốt, và sau khi đã tìm hiểu bất kỳ mọi vấn đề có thể là nguyên nhân khiến chó bị béo phì và không thể giảm cân.
  • Bác sĩ thú y có thể xác định xem liệu biện pháp này có phù hợp với chú chó của bạn hay không.

7. 

Cho chó ăn chế độ ăn giảm cân. Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định xem nên cho chó ăn gì. Điều này có thể chỉ đơn giản như là giảm bớt khẩu phần thức ăn hiện tại hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng thông thường thành chế độ ăn kiêng để giảm cân.

  • Có khá nhiều loại thức ăn được kê toa có thể giúp chú chó nhà bạn giảm cân và giúp chó duy trì tình trạng của cơ thể sau khi đã đạt đến cân nặng lý tưởng. Các loại thức ăn này thường không chứa nhiều calo và có hàm lượng chất xơ cao để giúp chó cảm thấy no trong khi tiêu thụ ít calo hơn. Các thức ăn này đắt tiền hơn thức ăn thông thường và được sử dụng trong trường hợp cần đến sự giảm cân nhiều hoặc khi biện pháp giảm khẩu phần ăn thông thường không đem lại hiệu quả.

8. Đong lượng thức ăn của chó trong mỗi lần cho ăn. Điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết bất kỳ một sự thay đổi nào trong sự thèm ăn của chó, vì đây có thể là dấu hiệu cho các vấn đề khác. Điều này lại càng quan trọng hơn khi bạn đang cố gắng để giảm cân cho chó. Bạn cần phải biết rõ loại thức ăn và lượng thức ăn mà chú chó của bạn tiêu thụ để có thể đánh giá tính hiệu quả của kế hoạch đã đề ra và điều chỉnh nếu cần.

  • Nếu nhà bạn có nuôi thêm những chú chó khác, bạn nên tách chúng ra trong suốt quá trình cho ăn. Hãy bảo đảm rằng mỗi chú chó chỉ được phép ăn lượng thức ăn dành riêng cho chúng bằng cách tách riêng từng con cho đến khi chúng ăn xong.

9. Ghi chép lại về lượng thức ăn mà bạn đã cho chó ăn, bao gồm cả phần thưởng cho chó, và mức độ tập thể dục mà chúng nhận được mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng cốc đongthức ăn, nhưng cân thức ăn mỗi ngày là cách chính xác hơn để bạn có thể yên tâm rằng đã cho chó ăn một lượng phù hợp.

  • Bạn có thể lập biểu đồ hoặc tải biểu đồ từ trên mạng. Nhớ viết vào đó cân nặng của chó trong mỗi tuần. Đem theo biểu đồ này khi đến gặp bác sĩ thú y để bác sĩ có thể đánh giá cụ thể sự tiến bộ của chó.[10

10. 

 

Giảm bớt hoặc loại bỏ những loại quà thưởng không lành mạnh. Hầu hết các loại quà thưởng cho chó thường có hàm lượng calo khá cao, tương tự như kẹo mà con người thường ăn. Mặc dù cũng có những loại quà thưởng ít calo hơn, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ lượng calo không cần thiết này bằng cách thay thế chúng với loại thức ăn nhẹ lành mạnh hơn.[11]

  • Ví dụ của loại thực phẩm ăn nhẹ tốt cho sức khỏe và an toàn cho chó bao gồm cà rốt, đậu xanh, bông cải xanh, cần tây, và táo.[12] Tương tự như bất kỳ kế hoạch ăn kiêng nào khác, bạn cũng nên hạn chế cho phép chó ăn vặt.
  • Luôn cân nhắc về tình trạng dị ứng thức ăn nào trước khi cho chó ăn thực phẩm mới. Bạn cũng nên cẩn thận vì một số thức ăn của người có thể khá độc hại cho chó và cần phải tránh xa chúng.
  • Khi thưởng đồ ăn cho chó, đừng quên tính toán chúng vào lượng calo hằng ngày. Bạn có thể sẽ cần phải giảm nguồn cung cấp calo khác để bù đắp.
  • Nguyên tắc là đồ ăn mà bạn thưởng cho chó không được vượt quá 10% lượng thức ăn hằng ngày.
  • Bạn cũng có thể cất lượng thức ăn thưởng phù hợp vào một hộp chứa và sử dụng chúng mỗi ngày.

11. Thường xuyên tập thể dục cho chó. Tập thể dục sẽ giúp cải thiện sự rắn chắc của cơ bắp, quá trình trao đổi chất, và cân nặng của chó. Tổng trọng lượng của chó là một bài toán khá đơn giản. Lượng calo mà chó tiêu thụ trong chế độ dinh dưỡng trừ đi lượng calo chúng đã sử dụng trong ngày sẽ giúp bạn xác định xem liệu chú chó nhà bạn có giảm cân hay không. Bằng cách phát triển thói quen tập thể dục, bạn sẽ cải thiện quá trình trao đổi chất và sức khỏe tổng thể của chó.

  • Điều này phải là trọng tâm bàn luận với bác sĩ thú y trước khi bắt đầu tiến hành tập thể dục thường xuyên cho chó. Một số giống chó không thể thực hiện một vài dạng bài tập thể dục hoặc cường độ cụ thể nào đó. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể của chó và môi trường tập thể dục, có thể bạn phải đặc biệt cẩn thận đối với các loại bài tập mà bạn khuyến khích chó thực hiện.
  • Thông thường, bạn có thể bắt đầu bằng cách dắt chó đi dạo ngắn, sau đó tăng dần khoảng cách và/hoặc tốc độ của quá trình đi dạo, tùy thuộc vào sức chịu đựng của chú chó nhà bạn, đây là cách đơn giản nhất để tiến hành thói quen tập thể dục cho chó. Bạn có thể kết hợp việc tập thể dục với chơi trò chơi, chẳng hạn như “nhặt đồ”, hoặc chỉ đơn giản là cùng chúng vận động và chơi đồ chơi trong vòng 20 phút mỗi ngày.[13]

12. Đảm bảo là chó được kích thích về mặt tinh thần. Có thể bạn sẽ bất ngờ, nhưng kích thích tinh thần cũng quan trọng tương đương tập thể dục thể thao khi giúp chó giảm cân. Nhiều chú chó ăn quá nhiều để thu hút sự chú ý (chúng làm phiền chủ để được chủ chú ý, nhưng thường người chủ lại tưởng là chúng đói) hoặc chúng thấy chán.

  • Hãy chải chuốt cho chó hoặc chơi cùng chúng khi chúng đòi hỏi được chú ý thay vì cho ăn ngay lập tức.
  • Ngoài ra, hãy sử dụng loại bát ăn "giải đố" thay vì đặt ngay bát ăn xuống. Như thế, chú chó sẽ phải giải quyết vấn đề thì mới ăn được, như thế cũng sẽ giúp chó không ăn quá nhiều. Có rất nhiều loại bát ăn như vậy được bán trên thị trường, nhưng bạn cũng có thể sử dụng các chiến thuật đơn giản như rải đồ ăn khô của chó ra bãi cỏ hoặc đặt đồ ăn của chó trong hộp các tông.

13. Theo dõi cân nặng của chó ít nhất là một lần mỗi tuần. Tìm mua một chiếc cân dành cho chó, hoặc sử dụng bất kỳ phương pháp nào mà bạn đã thực hiện trước đây, và lập biểu đồ. Vẽ biểu đồ cân nặng của chó để theo dõi sự tiến bộ của chúng.

  • Bạn nên dắt chó đến bác sĩ thú y để cân đo mỗi tháng cho đến khi chú chó của bạn đã đạt được cân nặng lý tưởng.[14]

14. Đánh giá xem liệu kế hoạch giảm cân cho chó của bạn liệu có đủ hay chưa. Nếu bạn đang giảm lượng calo chó tiêu thụ và bắt chúng tập thể dục mỗi ngày, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.[15] Bạn có thể phải giảm thêm lượng calo tiêu thụ, và/hoặc gia tăng cường độ tập thể dục.

  • Kế hoạch ban đầu của bạn, mặc dù là do bác sĩ thú y đề ra, có thể sẽ không còn phù hợp với nhu cầu của chó. Nếu nó không đem lại hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể thay đổi kế hoạch, tất nhiên là phải kèm theo sự giúp đỡ và lời khuyên của bác sĩ thú y.

15. Suy nghĩ về nguồn thức ăn mà chú chó nhà bạn có thể đã nhận được thêm lượng calo từ đó. Có khá nhiều khả năng và nguyên nhân không có tính chất y tế về lý do vì sao chú chó của bạn không thể giảm cân. Có lẽ một người nào đó trong gia đình bạn đã cho chó ăn thêm mà bạn không biết hoặc có thể là chú chó nhà bạn tìm được nguồn thức ăn nào đó

16. Xem xét nguyên nhân y tế. Nhiều tình trạng sức khỏe có thể khiến chó tăng cân và khó giảm cân hoặc không thể giảm cân. Ví dụ, bệnh suy giáp khiến chó không thể đốt cháy lượng calo như thông thường, đồng thời làm chó lười biếng hơn. Đây chính là khởi nguồn của nhiều vấn đề khi bàn về việc kiểm soát cân nặng.

  • Tiểu đường và hội chứng Cushing cũng là nguyên nhân y tế khiến chó không thể giảm cân.

17. 

Cảnh báo

  • Luôn nhớ nghiên cứu kỹ về thức ăn trước khi thưởng chúng cho chó. Ví dụ, nho tươi, nho khô, sôcôla, và hành củ có thể độc hại đối với chó.
  • Tập thể dục quá sức cũng có thể gây nguy hiểm cho chó. Bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y về mức độ cụ thể trong việc tập thể dục đối với chú chó của bạn.
  • Luôn cung cấp nước cho chó. Nước phải sạch và phải luôn để sẵn cho chó, trừ khi bác sĩ thú y yêu cầu điều ngược lại.[16]\

chúc các bạn cún giảm cân thành công và có 1 sức khoẻ thật tốt nha

---HTBVTH SVET 0965265255 --

Các câu hỏi thường gặp

  • Thú cưng có phải tiêm phòng trước không?

    Chúng tôi quy định tất cả thú cưng khi đến làm dịch vụ đều phải tiêm phòng vắc xin tối thiểu 1 mũi. Thời gian tiêm trước ít nhất 7 ngày. Những thú cưng không đảm bảo về sức khỏe nếu vẫn muốn làm dịch vụ sẽ phải viết cam kết với chúng tôi.

Hệ thống SVET tại Quảng Ninh

Bạn có thể gọi điện trước để sắp xếp một cuộc hẹn hoặc đặt trước dịch vụ với  bác sĩ của HTBVTY SVET để được hỗ trợ tốt hơn. Bạn cũng sẽ không mất nhiều thời gian phải chờ đợi trong quá trình thú cưng làm dịch vụ.

SVET mở cửa từ 8 → 20 giờ tất cả các ngày trong tuần. Để được tư vấn dịch vụ vui lòng gọi đến Tổng đài của chúng tôi để được nhân viên hỗ trợ.

Xem danh sách đại lý TẠI ĐÂY

Các khách hàng đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi

0965265255